Vào ngày 19/3/2022, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á tại thành phố Nice, Pháp đã khai mạc triển lãm với tên gọi "Nghệ thuật lưu đày" gồm nhiều tư liệu quí do nhà nghiên cứu lịch sử Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi dày công lưu giữ và sưu tầm trong suốt một thập kỷ qua.
Với 150 hiện vật, cuộc triển lãm đã mang tới cho người xem cái nhìn khá trọn vẹn về toàn bộ cuộc đời vua Hàm Nghi với tư cách là một nghệ sĩ và một vị vua yêu nước. Ngoài các bức tranh, bản vẽ, tranh phấn màu, tác phẩm điêu khắc và các đồ vật thuộc về vua Hàm Nghi, còn có một số tài liệu giấy tờ cũng được trưng bày tại triển lãm, do chính Hàm Nghi viết…
Vua Hàm Nghi (1871-1944) tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, trị vì chỉ được một năm (1884-1885). Năm 18 tuổi, do chống lại việc thành lập chính quyền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương, ông bị đày đến Alger (thủ đô của Algérie). Bị thực dân Pháp kiểm soát gắt gao, ngăn cấm ông có bất kỳ liên lạc với quê hương, vua Hàm Nghi dành mọi đam mê vào học và sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là hội họa và điêu khắc. Ông là học trò của họa sĩ nổi tiếng Marius Reynaud và điêu khắc gia Auguste Rodin và cũng chịu ảnh hưởng từ Paul Gauguin, họa sĩ hàng đầu hậu ấn tượng Pháp. Ông đã từng tổ chức ba cuộc triển lãm cá nhân với nghệ danh Tử Xuân đã gây được sự chú ý của công chúng Paris vào những năm đầu thế kỷ 20.
Cuộc triển lãm "Nghệ thuật lưu đày" sẽ mở cửa đến ngày 26/6/2022.
Hồng Nhật