Khúc hát về một dòng sông (HOÀNG NHẬT TUYÊN )

Số tạp chí: 270-3/2018
Không phải một, hai mà rất nhiều, rất nhiều lần, đến nỗi bà Nguyện không nhớ được con số ấy thuộc hàng trăm, hay nhiều hơn khi trong lòng bà hiện lên câu hỏi: Liệu ông Bách, chồng bà có nói thật hay không, và con Quỳnh có đúng là con của một người nào đó chứ không phải là sản phẩm do trăng hoa của ông Bách mà ra không? Mấy năm gần đây, từ khi đã nghỉ hưu, câu hỏi ấy bỗng dưng xuất hiện làm bà khổ tâm, bà cố không tin, cố xua đuổi nó ra khỏi đầu óc mình, nhưng cứ thế, câu hỏi chứa đầy sự hoài nghi cứ dai dẳng tồn tại mà chẳng biết nói cùng ai.

Vợ nhà thơ kể chuyện (TRUNG TRUNG ĐỈNH )

Số tạp chí:
Nhà tôi là một người nổi tiếng. Hồi mới yêu nhau, thú thực tôi chỉ yêu cái vẻ bề ngoài phong trần lầm lũi và bí ẩn của anh. Tôi nghĩ, những kẻ phong trần thường cao thượng. Những kẻ cao thượng thường khiến người ta khó hiểu, thậm chí hiểu lầm. Tôi có một lô những lý thuyết kiểu như vậy để tự bào chữa cho những điều thiên hạ đàm tiếu. Cái Trà, bạn thân nhất của tôi, vì không chịu nổi những bình luận của chung quanh, đã phải gọi riêng tôi ra một chỗ, bảo: “Mày yêu lão ấy hay yêu những bài thơ không vần và cái xe Mi-Pha của lão?”

Nha Trang ngày tôi đến (BỬU KIM )

Số tạp chí:
Nhắc đến Nha Trang, không ít người lứa tuổi 60 - 70 bây giờ thường liên tưởng ngay tới bài hát “Nha Trang ngày về” của cố nhạc sĩ Phạm Duy. Đó là khúc tâm tình buồn, sâu lắng, mênh mang khi một mình trên bãi khuya trong ngày trở lại miền cát trắng của tác giả. Tôi cũng vậy. Trở lại Nha Trang những ngày tháng Giêng, lúc đi trên phố, khi ra bãi biển, hoặc đứng trên ban công khách sạn nhìn ra biển trong đầu cũng không khỏi nhớ về giai điệu bài hát này.

Thoát hiểm (VÂN HẠ )

Số tạp chí:
Chị Biên sống độc thân trong một căn hộ chung cư. Chị thường hay có bạn tới đàn đúm. Họ đều là nữ và không độc thân, thế mới nhiều chuyện. Họ ỷ chị ở một mình không vướng bận nên mỗi khi bức xúc với chồng con họ lại tới chị để xả. Trong lúc tá túc tại nhà chị để than thở, họ thường nói: “độc thân như bà mà sướng, tự do, chồng con làm quái gì cho mệt!”.

Chuyện gái làng tôi (HÌNH PHƯỚC LONG )

Số tạp chí:
C on gái miền biển thường có nước da ngăm đen, người quê tôi gọi là nước da bánh mật, còn con gái ở miền ruộng đồng hay miền gần núi thì thường có nước da trắng ngần. Mỗi màu da có một nét đẹp riêng. Làng Hà Liên quê tôi thuộc miền biển, làng lại nằm trong vùng đầm Nha Phu, nơi cuối nguồn con sông Cái đổ ra, nên quanh năm là nước lợ và dân quê tôi thì gọi là nước chè hai. Chẳng rõ là do thủy thổ đã tác động thế nào đó mà con gái làng tôi, tuy gần biển nhưng lại có nước da trắng ngần, dáng cô nào cũng cao ráo, gương mặt cô nào cũng đẹp.

Phòng trên tầng 3 (RAMANATH RAY (ẤN ĐỘ) )

Số tạp chí:
Nhà văn Ramanath Ray sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1940 tại Kolkata, Ấn độ. Ông lấy bằng thạc sĩ văn chương ở đại học Calcutta. Ngay khi bắt đầu sáng tác, ông phủ nhận cái gọi là phong cách duy thực. Ông thể hiện phong cách mới của chính mình để phản ánh xã hội đương thời. Với sự trộn lẫn hiện thực và tưởng tượng, và nhiều chất châm biếm sâu sắc, những truyện ngắn và tiểu thuyết của ông hé lộ những mâu thuẫn và khoảng trống trong nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội. Truyện ngắn dưới đây được Palash Baran Pal dịch từ tiếng Bengali sang tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt theo bản tiếng Anh của Pal.
Copyright 2025 tapchinhatrang.com.vn